PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM HOÀNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG TRÁNH BỆNH SỞI, THUỶ ĐẬU


         Mùa đông xuân tiết trời lạnh khí hậu lạnh, ẩm ướt, là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trong vô số các bệnh phát tác mạnh vào mùa xuân thì các bệnh hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm là hay gặp nhất.  Đặc biệt là bệnh Sởi và Thuỷ đậu.

1.BỆNH SỞI:

1.1.Nguyên nhân gây bệnh:
        
Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại vi rút có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời…virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề.

 1.2. Đường lây: 
        
Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em chưa có miễn dịch. 
1. 3.Triệu chứng của bệnh sởi:
        
a.Thời kì ủ bệnh: 10 -12 ngày.
        b. Thời kì khởi phát:
        - Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5oC -40oC, nhức đầu, mệt mỏi …        

       - Hội chứng xuất tiết niêm mạc:
       + Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
        + Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.
        + Tiêu hoá: Nôn,chớ, đi ngoài phân lỏng.
       - Có hạt nội bang: Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm.
        c. Thời kì toàn phát: 
   - Sốt cao 39oC - 40oC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm và xuất tiết đường hô hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.

  - Phát ban với đặc điểm:
        + Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hạt hình bầu dục, to bàng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
        + Thứ tự mọc ban:
        Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ.
        Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.
        Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.
        + Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc để lại trên da những vết thâm vằn như da hổ da báo. Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàng khác giảm dần.

1. 4. Biến chứng: 
        Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó trẻ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
        - Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
        - Thần kinh: Viêm não sau sởi .
        - Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.
        - Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi; vết loét có màu đỏ, được phủ một lớp trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó khăn.
        - Chảy mủ mắt, mờ giác mạc, đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể do thiếu vitamin A.
1. 5. Phòng bệnh: 
        - Tiêm phòng vắc xin sởi đầy đủ cho trẻ.
        - Phát hiện sớm và cách ly trẻ bị sởi. 

  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.
  •  Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.

     - Che miệng khi ho, hắt hơi.

2.BỆNH THUỶ ĐẬU:

2.1.Nguyên nhân:

       - Bệnh thuỷ đậu do một loại siêu vi mang tên Valicella Rota vi rút gây nên, thuỷ đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi một người mang siêu vi thuỷ đậu nói, hắt hơi hoặc ho thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi người khác hít phải bệnh đó sẽ lây bệnh ngay.

       -  Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ em.

- Bệnh có thể rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.

2.2. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh:

- Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.

- Biểu hiện của bệnh:

+ Sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày.

+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.

+ Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu sau đó phát triển thành các mụn nước.

+ Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi.

+ Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.

+ Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên 1 vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc ban đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy... trong cùng 1 thời gian

+ Và bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần. Cũng do thời gian tiến triển của bệnh tương đối ngắn, nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm.

2.3.Biến chứng:

+ Chứng viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn nhưng rất nặng và rất khó điều trị.

 + Chứng viêm não do thủy đậu cũng vẫn xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê.

+ Những trường hợp này có thể gây chết người nhanh chóng và một số trẻ tuy qua khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh.

+Một số trẻ đã bị xuất huyết ở các mụn thủy đậu và bị nhiễm khuẩn thêm các vi khuẩn khác. Các vi khuẩn này xâm nhập vào các mụn thủy đậu, làm sưng to lên, nhiều khi lại gây ngứa. Trẻ không chịu được và khi gãi sẽ làm các mụn thủy đậu bị vỡ và từ đó để lại những vết sẹo rất xấu.

2.4 Điều trị:

+ Đến các cơ sở y tế để khám và điều trị  theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc đắp các loại lá....

2.5.Phòng bệnh:

+ Tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ.

+Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

+ Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.

Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

+ Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.         

Thực hiện vệ sinh nhà cửa, lớp học, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, phòng ở phải sạch sẽ thoáng khí.

Trên đây là bài tuyên truyền phòng, tránh bênh Sởi, Thuỷ đậu. Mong rằng các thầy cô và các em học sinh sẽ có thêm những kiến thức để phòng, chống bệnh tốt hơn, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 3 - CHỦ ĐỀ : CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 - CUỐN SÁCH : BÔNG HỒNG TẶNG MẸ ... Cập nhật lúc : 15 giờ 37 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH CHỦ ĐỀ: “MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN” - CUỐN SÁCH “BÁC HỒ VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG” ... Cập nhật lúc : 14 giờ 46 phút - Ngày 31 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
BAN Y TẾ HỌC ĐƯỜNG TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM HOÀNG TUYÊN TRUYỀN : CÁC BIỆN PHÁP GIỮ ẤM CHO TRẺ VÀO MÙA ĐÔNG ... Cập nhật lúc : 16 giờ 5 phút - Ngày 24 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
TINH THẦN TƯƠNG THÂN, TƯƠNG ÁI CỦA TẬP THỂ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH ỦNG HỘ CHƯƠNG TRÌNH: " ĐÔNG ẤM VÙNG CAO 2023 – XUÂN TÌNH NGUYỆN 2024" ... Cập nhật lúc : 15 giờ 15 phút - Ngày 17 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM HOÀNG HƯỞNG ỨNG CUỘC VẬN ĐỘNG: TỰ HÀO MỘT DẢI NON SÔNG VỚI BÀI NHẢY FLASHMOD VIỆT NAM ƠI ... Cập nhật lúc : 14 giờ 44 phút - Ngày 17 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
LỄ KỈ NIỆM 34 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN - 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ... Cập nhật lúc : 15 giờ 25 phút - Ngày 25 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
LỄ KẾT NẠP ĐỘI VIÊN MỚI ĐỢT 1 NĂM HỌC 2023-2024 CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM HOÀNG ... Cập nhật lúc : 16 giờ 22 phút - Ngày 19 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12: CHỦ ĐỀ NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12/2023: CUỐN SÁCH “MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI” ... Cập nhật lúc : 16 giờ 40 phút - Ngày 12 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TIỂU HỌC NĂM HỌC 2023-2024 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM HOÀNG ... Cập nhật lúc : 16 giờ 31 phút - Ngày 12 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982-20/11/2023) ... Cập nhật lúc : 19 giờ 41 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề cấp trường Môn Công nghệ lớp 3
Chuyên đề cấp trường Môn Công nghệ lớp 3
Đề KTĐK cuối năm môn Toán lớp 1 năm học 2022 - 2023
Đề KTĐK cuối năm môn Tiếng việt lớp 5 năm học 2022 - 2023
Đề KTĐK cuối năm môn Toán học lớp 5 năm học 2022 - 2023
Đề KTĐK cuối năm môn Toán, Tiếng việt học lớp 4 năm học 2022 - 2023
Đề KTĐK cuối năm môn Toán, Tiếng việt học lớp 3 năm học 2022 - 2023
Đề KTĐK cuối năm môn Lịch sử và địa lý lớp 45 năm học 2022 - 2023
Đề KTĐK cuối năm môn Tiếng việt học lớp 2 năm học 2022 - 2023
Đề KTĐK cuối năm môn Toán học lớp 2 năm học 2022 - 2023
Đề KTĐK cuối năm môn Khoa học lớp 4 năm học 2022 - 2023
Đề KTĐK cuối năm môn Lịch sử và địa lý lớp 5 năm học 2022 - 2023
Đề KTĐK cuối năm môn Tin học lớp 5 năm học 2010 - 2011
Đề KTĐK cuối năm môn Tin học lớp 4 năm học 2010 - 2011
Đề KTĐK cuối năm môn Tin học lớp 3 năm học 2010 - 2011
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC “NGÀY TÔN VINH TIẾNG VIỆT – NGÀY SÁCH VIỆT NAM NĂM 2024” NĂM HỌC 2023-2024
KẾ HOẠCH THI ĐUA - KIỂM TRA 2023-2024
KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2023-2024
KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO AN TOÀN TRƯƠNG HỌC
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ
KẾ HOẠCH VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC BAN NGÀNH ĐOÀN THỂ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2022 - 2023
KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN ATGT
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NĂM 2023
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY 20/11
KẾ HOẠCH TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
1234